Menu
Hotline hỗ trợ
0373 219 555
Các lỗi thường gặp của sơn mạ kẽm
Tin tức | 29/03/2020 | 7007 lượt xem

Lỗi thường gặp với sơn mạ kẽm lạnh

 

Trong quá trình sử dụng sơn mạ kẽm lạnh, cũng như các loại sơn khác, việc thiếu sót trong khẩu chuẩn bị cũng như trong quá trình sơn và sau khi sơn là không thể tránh khỏi. Ở bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài lỗi thường gặp và cách khắc phục dựa trên kinh nghiệm của thợ sơn lành nghề và tham khảo của một số tài liệu. Với đôi dòng tóm lược này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến cho quý vị để công

1. Lỗi sơn sần vỏ cam
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi2.jpg
 

Hiện tượng sần vỏ cam là bề mặt của lớp sơn khô không đồng đều nhìn giống như vỏ cam. Lý do của lỗi này khi phun sơn ở trạng thái lỏng, lớp sơn đã bị khô quá nhanh trước khi lớp sơn kẽm lạnh kịp dàn đều.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng loại sơn mạ kẽm lạnh có độ nhớt cao trong khi nhiệt độ của buồng sơn, bề mặt sơn khá cao. Hoặc lượt sơn mỗi lần lại quá dày.
     

Biện pháp khắc phục
 

Trong hầu hết trường hợp, sử dụng biện pháp đánh bóng là đủ. Trong trường hợp nặng, mài nhám rồi phun sơn lại.
 

Cách phòng tránh
 

– Lựa chọn loại dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ buồng sơn, pha sơn có độ nhớt phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản suất.
 

– Khi nhiệt độ buồng sơn và bề mặt được sơn quá cao thì chưa tiến hành phun lớp sơn ngoài cùng.
 

– Hãy phun lớp sơn có độ dầy phù hợp.
 

2. Lỗi sơn bị mắt cá
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi3.jpg
 

Hiện tượng
 

Lỗi mắt cá là một chỗ rỗng do dầu mỡ, nước, vv… dính vào bề mặt phun sơn và đẩy lớp sơn ra xung quanh. Bề mặt sơn ướt bị điểm những lỗ nhỏ cục bộ. Các vết rỗ do silicone tạo ra. Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy bề mặt chất nền ở đáy của vết rỗ.
 

Nguyên nhân:
 

– Buồng sơn bị bẩn.
 

– Các tạp chất như dầu dính vào bề mặt phun sơn.
 

– Khí từ máy nén khí có lẫn dầu, nước, vv…
 

– Phun sơn không đúng kỹ thuật
 

Biện pháp khắc phục
 

Cho lớp sơn màu:
 

– Điều chỉnh áp suất khí của súng sơn ở mức cao và thổi khí.
 

– Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài nó bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi mịn và tiến hành sơn lại.
 

Cho lớp dầu bóng:
 

– Sấy khô sau khi sơn, mài bằng giấy ráp với độ nhám phù hợp sau đó tiến hành đánh bóng.
 

– Sau khi lớp sơn khô, hãy mài vùng bị lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi mịn và tiến hành sơn lại.
 

Cách phòng tránh:
 

– Giữ buồng sơn sạch sẽ.
 

– Vệ sinh và tẩy sạch dầu mỡ trên bề mặt trước khi bắt đầu phun sơn.
 

– Không được sờ tay trần vào bề mặt phun sơn khi đã được tẩy dầu mỡ.
 

– Máy nén khí phải lọc, phải được thay và làm sạch thường xuyên
 


3. Lỗi nếp gợn (do lớp sơn rộp lên)


http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi5.png
 

Hiện tượng
 

Lớp sơn đã sơn sửa lại bị nhăn vì có sự co ngót từ bên trong gây ra gây ra bởi lớp sơn cũ bị phồng hoặc co lại do thấm chất tẩy mới hoặc dung môi pha sơn của lớp sơn màu. Một vài kiểu nếp gợn do quá trình lớp sơn cũ phồng lên khi làm mềm bằng nhiệt và sau đó co rút lại
 

Nguyên nhân:
 

– Lớp sơn cũ đã bị biến chất.
 

– Lớp sơn bị dung môi hòa tan và lộ ra.
 

Biện pháp khắc phục
 

Sau khi lớp sơn khô, hãy mài các lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi phẳng mịn hoặc làm bong lớp sơn cũ ra, sau đó tiến hành sơn lại.
 

Cách phòng tránh
 

– Nếu lớp sơn cũ bị biến chất, hãy bóc nó ra hoặc phun lớp sơn lót bề mặt Urethan, … và sau đó phun lại sơn màu.
 

– Khi sơn lại, nếu lớp sơn lộ ra bị hòa tạo do dung môi, hãy phun sơn lót bề mặt Urethan ,… sau đó sơn lại sơn màu.
 

4. Lỗi rỗ sơn
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi6.png
 

Hiện tượng
 

Có thể quan sát thấy những chấm nhỏ xuất hiện trên bề mặt sơn mới khô
 

Rỗ sơn là lỗ nhỏ gây ra khi cấp nhiệt độ đột ngột lên lớp sơn và làm cho bề mặt bên ngoài bị khô cứng (trước khi chất pha sơn kịp bay hơi) và chất pha sơn bị giữ lại này sẽ đẩy lên bề mặt sơn gây xuyên thủng bề mặt để bay hơi ra ngoài.
 

Nguyên nhân
 

– Do phun lớp sơn quá dầy trong một lượt phun.
 

– Do dùng chất pha sơn loại bay hơi nhanh.
 

– Thời gian lăng sơn quá ngắn.
 

– Do lớp sơn lót chưa đủ khô.
 

– Thời gian ráo mặt ngắn. (nhiệt độ tăng lên đột ngột).
 

Biện pháp khắc phục
 

Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài lỗi sơn hoàn thành bằng giấy ráp có độ nhám thích hợp và tiến hành sơn lại. Nếu thực hiện sơn lại khi chưa mài hết vết rỗ sơn thì chắc chắn sẽ xuất hiện lại vết rỗ.
 


Cách phòng tránh
 

– Không được phun quá dầy trong một hành trình phun.
 

– Hãy lựa chọn loại dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ buồng sơn và phun sơn có độ nhớt phù hơp.
 

– Chắc chắn rằng đã chờ đủ thời gian lắng sơn sau mỗi lượt phun.
 

– Lớp sơn lót để đủ khô.
 

– Đảm bảo đủ thời gian ráo mặt trước khi sấy.
 

5. Lỗi rộp sơn
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi9.png
 

Hiện tượng
 

Rộp sơn là phần bị phồng và nhô lên của lớp sơn do bị giảm độ bám dính của các bề mặt tiếp xúc các lớp sơn.
 

Nguyên nhân
 

– Do sự phồng lên bởi hơi nước hấp thụ vào lớp sơn trong khu vực có độ ẩm cao.
 

– Các tạp chất như dầu mỡ, nước, mồ hôi, bột matít hoặc bụi dính vào bề mặt sơn (nước được tích tụ quanh tạp chất làm phồng và đẩy lớp sơn nhô lên)
 

– Khí từ máy nén khí có lẫn dầu và nước.
 

– Độ bám dính kém giữa các lớp (tấm thép, matit, sơn lót bề mặt, lớp sơn màu)
 

Biện pháp khắc phục
 

Mài hoàn toàn vùng lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp sau đó sơn lại.
 

Cách phòng tránh
 

– Mài nhám vừa đủ, vệ sinh tẩy dầu mỡ và sấy khô trong mỗi quy trình làm việc.
 

– Loại bỏ các tạp chất trong khí nén bằng bộ sấy khô khí nén, thiết bị giảm áp, vv…
 

– Sử dụng matit, sơn lót bề mặt và sơn ngoài cùng có độ bám dính cao.
 

6. Lỗi bong sơn
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi10.png
 

Hiện tượng
 

Lỗi bong sơn là tấm thép bị lộ ra do độ bám dính của lớp sơn kém.
 

Nguyên nhân
 

– Việc mài nhám giữa các lớp sơn như sơn cũ và sơn mới chưa tốt.
 

– Các tạp chất như dầu, silicon, bụi mài,… dính lên bề mặt sơn.
 

– Đã sử dụng vật tư sơn kém chất lượng.
 

– Việc che chắn và bóc băng dính che không đúng cách.
 

Biện pháp khắc phục
 

Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài lỗi bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp và sau đó sơn lại.
 

Cách phòng tránh
 

– Mài nhám tốt và vệ sinh dầu mỡ sau mỗi quy trình.
 

– Tuân thủ tỷ lệ pha trộn sản phẩm do nhà sản xuất quy định và mài các bề mặt đủ độ nhám cần thiết.
 

– Sử dụng vật tư sơn sửa có độ bám dính cao.
 

– Phun sơn lót chống rỉ cho các khu vực bị lộ kim loại.
 

– Bóc băng dính che ra khỏi đường biên ngay khi bề mặt sơn còn chưa khô.
 

7. Lỗi nứt chân chim
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi11.png
 

Hiện tượng
 

Lớp sơn bị nứt do để xe ở vùng nhiệt độ cao, làm cho keo nhựa trong lớp sơn bị biến chất dưới tác dụng của tia cực tím (tia tử ngoại) từ ánh sáng mặt trời.
 

Nguyên nhân
 

– Các lớp sơn trên xe đã quá dầy.
 

Biện pháp khắc phục
 

Sau khi mài hoàn toàn lỗi sơn bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp, hãy phun sơn lót bề mặt Urethan rồi sau đó sơn lại.
 

Cách phòng tránh
 

– Sử dụng sơn có khả năng chịu thời tiết khắc nghiệt cao

– Không nên sử dụng lớp sơn xe đã quá dầy.
 

– Hãy tuân thủ theo hướng dẩn của nhà cung cấp về tỷ lệ pha trộn và đảm bảo các bề mặt được mài đủ độ nhám.
 

8. Lỗi chảy sơn
 

http://garatructuyen.com/wp-content/uploads/2019/02/022319_0323_Ccliphbi12.png
 

Hiện tượng
 

Trên bề mặt lớp sơn xuất hiện những đường chảy sơn, độ dày của lớp sơn không đồng đều
 

Nguyên nhân
 

– Sử dung chất pha sơn loại chậm khô.
 

– Độ nhớt của sơn quá thấp (sơn quá loãng).
 

– Phun sơn có độ dầy không đồng đều.
 

– Phun lượng sơn quá dầy trong một lượt phun.
 

– Thời gian lắng sơn quá ngắn.
 

Biện pháp khắc phục
 

Sau khi lớp sơn đã khô, hãy mài nó bằng giấy ráp có độ nhám phù hợp cho đến khi mịn và tiến hành sơn lại.
 

Chú ý
 

Ngay cả khi không còn nhìn thấy lỗi chảy sơn trong khi mài sửa, nhưng có thể vẫn còn gợn vì vậy hãy sử dụng chất tẩy dầu mỡ, vv… để tạo độ bóng tạm thời rồi kiểm tra bằng cách quan sát. Ngoài ra, hãy kiểm tra trong khi đang mài để phát hiện các gợn bằng cách cảm nhận của tay.
 

Cách phòng tránh
 

– Hãy lựa chọn loại dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ buồng sơn, pha sơn sao cho có độ nhớt phù hợp.
 

– Hãy tuân thủ theo đúng các điều kiện vận hành súng phun sơn (khoảng cách, góc phun, tốc độ hành trình, độ chồng đè) và phun sao cho lớp sơn có độ dầy đồng đều.
 

– Không được phun quá dầy trong một lượt phun.
 

– Chắc chắn rằng đã chờ đủ thời gian lắng sơn sau mỗi lượt phun.
 

 

Các bài viết liên quan
Bộ sản phẩm dùng kiểm tra không phá huỷ Nabakem
Bộ sản phẩm dùng kiểm tra không phá huỷ Nabakem
Bộ sản phẩm kiểm tra không phá huỷ Nabakem - một giải pháp hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay. Đối [...]
Các lỗi thường gặp của sơn mạ kẽm
Các lỗi thường gặp của sơn mạ kẽm
Dựa trên kinh nghiệm của thợ sơn lành nghề đúc kết, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho khách[...]
Bình Minh tự hào là nhà phân phổi sơn mạ kẽm lạnh số 1 Việt Nam. Chúng tôi cam kết hàng chính hãng 100%, giá tận gốc, bảo hành trọn gói.
  • LK1-41, Khu Đô Thị Hoàng Huy, Xã An Đồng, Huyện An Dương, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam
  • sales@ndt-vietnam.com
  • 0373 219 555 - 0225 3798 391

Lỗi sơn mạ kẽm

Sơn mạ kẽm lạnh là gì

Sơn như thế nào là đúng

Báo giá sơn mạ kẽm lạnh

Sơn mạ kẽm lạnh bán ở đâu

Sơn như thế nào

sửa mạ kẽm nóng

sơn sửa mạ

sơn mạ kẽm sắt

sơn sắt mạ kẽm

sửa mài mạ kẽm

mài sửa mạ kẽm

mạ kẽm

sơn sửa mạ kẽm nhúng nóng

sửa mạ kẽm nhúng nóng

thép mạ kẽm nhúng nóng

thép mạ kẽm

sơn thép mạ kẽm

sơn sửa mạ nóng

Xi mạ

mạ kẽm nhúng nóng hỏng

mạ kẽm nhúng nóng mài cắt

sửa mạ nóng